Mục Lục
Đôi giày của bạn sau một thời gian đi lại, chịu tác động của lực ở chân, mưa gió, độ ẩm, nắng nóng… chắc hẳn sẽ không tránh khỏi việc bị bung keo. Để khắc phục tình trạng này thay vì bỏ đi và mua đôi mới có một cách vô cùng đơn giản đó là sử dụng keo dán giày. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại keo dán giày tốt, dễ sử dụng, giúp bạn chữa lành đôi giày của mình một cách nhanh chóng. Những thông tin dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm được loại keo phù hợp cũng như biết cách sử dụng chính xác. Đừng bỏ lỡ nhé!
Keo dán giày có những loại nào ?
Có 4 loại keo dán giày cơ bản, được sử dụng để sửa giày.
Cao su Urethane
Loại keo này có khả năng chịu nhiệt và lạnh cũng như không thấm nước. Chúng được ứng dụng chủ yếu để sửa chữa đế đã tách hoặc đã bị hỏng.
Xi măng cao su tổng hợp
Chất kết dính xi măng Neoprene cung cấp một liên kết cực kỳ mạnh mẽ, khô rất nhanh và không bị ăn mòn. Đây là chất kết dính giày tốt nhất cho tất cả giày thể thao hoặc giày có đế cao su.
Siêu keo
Đây là loại chất kết dính khô nhanh và cực bền. Siêu keo có thể được sử dụng để sửa chữa đế bị rò rỉ, gắn các đế bị bong tróc.
Keo Epoxy
Đây là một chất kết dính có thể liên kết trên hầu hết mọi chất liệu và thường được sử dụng để sửa giày dép. Tuy nhiên, keo Epoxy cần một thời gian dài để để có được liên kết chính xác, mạnh mẽ và ổn định.
Top 8 keo dán giày tốt nhất hiện nay
Keo dán Seaglue – SG 45
Keo Seaglue – SG 45 là loại keo đa năng, dán được trên nhiều loại vật liệu khác nhau. Keo có thể dán được trên các bề mặt như: nhựa, da, gỗ, cao su,…thậm chí là cả kim loại.
Seaglue – SG 45 có dạng gel lỏng, không màu. Nhờ đó, giúp việc dán giày trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt, sau khi dán không để lại các vết keo thừa trên bề mặt của đế giày, giúp nếp dán trở nên thẩm mỹ hơn và đẹp hơn.
Bên cạnh đó, nhờ cấu trúc được tạo thành từ các hạt siêu nhỏ và kết dính nên chúng có tính chịu nước rất tốt. Điều này giúp đôi giày sau khi dán vẫn sử dụng tốt khi tiếp xúc với nước.
Ngoài ra, Seaglue – SG 45 còn có tính đàn hồi cao, dẻo và tính linh hoạt khá tốt. Từ đó, giúp đôi giày sau khi dán vẫn mềm mại, các nếp keo sẽ không bị giòn, nứt gãy theo thời gian.
Giá thành: 45.000 đồng – 60.000 đồng.
Keo con chó X-66
Keo con chó hay keo con chó X66, Y66, Bugjo, super dog là loại keo siêu dính, có khả năng kết cực tốt, keo có độ nhớt vừa phải và độ đàn hồi cao. Keo được sản xuất theo công thức chuyên biệt, có độ đàn hồi cao có khả năng chịu được sự co giãn tự nhiên và sự xê dịch của bề mặt vật liệu. Keo khá mau khô và kết dính rất bền trên mọi bề mặt vật liệu.
Hơn nữa, nhờ giá thành rẻ, dễ mua nên keo con chó X-66 được sử dụng khá phổ biến. Bên cạnh việc sử dụng để dán giày, chúng còn được ứng dụng để dán lên các bề mặt gỗ, nhựa, xốp…
Do được chế tạo từ các hợp chất hóa học nên có mùi hơi hắc và khá độc hại. Vì thế, trong quá trình tiếp xúc lâu với keo con chó bạn nên sử dụng đầy đủ các loại đồ bảo hộ thiết yếu như khẩu trang, bao tay. Tuyệt đối không hít quá nhiều keo con chó vì nó rất nguy hiểm cho sức khỏe của bạn. Người hít keo chó sẽ có cảm giác say, lâng lâng, không kiểm soát được các hành vi của bản thân… vì nó là loại keo có chứa tiền chất ma tuý (tuy nhiên không được xem là ma tuý).
Giá thành: 25.000 đồng.
Keo dán giày 3M Pr100
Đây là loại keo được sản xuất bởi tập đoàn nổi tiếng 3M của Mỹ. Keo dán giày 3M Pr100 được đánh giá cao trên thị trường nhờ những khả năng kết dính hoàn hảo. Sau khi dán xong, keo đông ít bị hóa trắng, sau khô keo không cứng nhắc mà ở trạng thái đàn hồi.
Giá thành: 79.000 đồng – 135.000 đồng
Keo Freesole Shoe & Boot Repair Gear Aid
Đây là loại keo chuyên dụng để dán đế giày da. Keo Freesole Shoe & Boot Repair Gear Aid có nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Khả năng bám dính tốt, tính thẩm mỹ cao.
- Chịu nhiệt cực tốt (200 độ F), chống mài mòn đế giày sau khi dán.
- Nguyên liệu sản xuất không chứa chất độc hại, an toàn với người sử dụng.
Keo có thể sử dụng để bọc ngoài đế giày để bảo vệ giày: chống ố, chống mài mòn, bung đế…
Tuy nhiên, giá thành của Keo Freesole Shoe & Boot Repair Gear Aid khá cao: khoảng 220.000 VNĐ/30ml.
Keo dán T8000
T8000 là loại keo có lực bám dính tốt hơn đồng thời tuổi thọ kéo dài hơn, đảm bảo hiệu quả sử dụng. Keo có thiết kế đầu kim nhỏ, để dễ dàng điều tiết lượng keo cho phù hợp và tiết kiệm nhất đồng thời cũng dễ dán vào vị trí khó dán nhất.
T8000 có thể dán hầu hết các vật liệu: da, vải, nỉ, kim loại, gỗ,… mà khi khô keo vẫn còn có độ đàn hồi và dẻo dai nhất định
Giá thành: 17.000 đồng.
Keo dán giày đa năng Selleys Kwik Grip
Đây là dòng keo kết dính đàn hồi, thích hợp cho việc dán các vật có bề mặt thấm nước và không thấm nước, bề mặt đứng thẳng hoặc những bề mặt khó cố định. Sản phẩm sử dụng công thức chống nhiệt, chống nước hiệu quả và có độ đàn hồi cao.
Keo được ứng dụng rộng rãi, dùng kết dính nhựa dẻo, cao su, da thuộc vải bạc, gỗ xốp, ván cứng, kim loại và đảm bảo toàn cho người sử dụng.
Giá thành: 35.000 đồng.
Keo Boot Fix
Đây là dòng keo dán giày đặc biệt được yêu thích tại Mỹ. Keo Boot Fix có thể sử dụng được ở mọi loại giày da, được đánh giá là chống ẩm, chịu được nhiệt độ, kết dính tốt, nhanh khô với tuổi thọ cao.
Giá thành: 500.000 VNĐ/20ml.
Keo Gorilla
Gorilla là một chất kết dính không thấm nước polyurethane, cung cấp một liên kết rất mạnh và được thiết kế để làm việc trên cao su cũng như chất liệu mềm.
Gorilla được sử dụng cho hầu hết mọi loại chất liệu như da, cao su… Ngoài ra, keo còn dễ dàng liên kết gỗ, đá, kim loại, gốm, xốp, thủy tinh, bê tông và các vật liệu khác. Nó có khả năng chịu nhiệt độ và chống thấm nước.
Giá thành: 231.000 đồng.
Hướng dẫn sử dụng keo dán giày
Bước 1: Vệ sinh sạch vùng đế giày cần dán
Giày không sạch thì keo dán sẽ không bám. Vì thế, đầu tiên bạn cần vệ sinh phần đế giày sạch sẽ.
Bước 2: Nhét giấy hoặc shoe tree vào giày để giữ form
Để giữ được form giày, bạn có thể nhét giấy báo vào bên trong. Hoặc tốt hơn nữa là đặt shoe tree vào bên trong.
Bước 3: Dùng keo dán lên viền đế giày
Bạn bôi keo vào phần viền gắn với đế giày để keo bám chắc hơn và tránh trường hợp phần keo bị lem ra gây mất thẩm mỹ. Khi dán bạn nên dán phần xung quanh trước rồi sau đó mới dán phần mõm để tránh nhăn thân giày.
Bước 4: Dùng vật nặng đè lên giày
Sau khi bôi keo dán lên giày để đế giày dính chắc hơn, hãy dùng vật nặng đè lên trong khoảng 2 phút hoặc cũng có thể dùng lực bàn tay, chân để cố định phần keo giày.
Bước 5: Loại bỏ đoạn keo thừa
Cuối cùng bạn cần cắt bỏ keo thừa nữa là xong.
Việc mang giày vào cửa hàng sửa giày không chỉ tốn kém mà còn tốn thời gian. Thay vào đó, hãy lựa chọn 1 loại keo dán giày với chất kết dính tốt nhất, có sẵn trên thị trường, để tự sửa giày tại nhà.
Chúc các bạn thành công!