Mục Lục
Đôi giày chạy bộ ẩm ướt chính là môi trường lý tưởng cho các loại vi khuẩn gây mùi phát sinh, gây ra mùi hôi khó chịu. Điều này không chỉ khiến bạn mất tự tin mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vậy nên, làm khô giày trước khi sử dụng là cực kỳ quan trọng. Thấu hiểu vấn đề này, trong bài viết hôm nay nghiengiay xin chia sẻ đến các bạn 4 cách làm khô giày chạy bộ nhanh nhất, xua tan nỗi lo giày ẩm mỗi khi xỏ chân.
Cách làm khô giày chạy bộ nhanh nhất bằng máy sấy giày
Cách làm khô giày chạy bộ nhanh nhất phải kể đến đầu tiên đó là dùng máy sấy giày. Đây là thiết bị cực kỳ hữu ích, giúp sấy khô đôi giày ẩm ướt một cách nhanh chóng trong những ngày mưa mà không làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của giày.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Đặt ống sấy vào trong giày để tiến hành sấy khô
- Bước 2: Bạn chọn chế độ sấy phù hợp cho từng loại giày hay phụ kiện kèm theo của giày như sấy tiêu chuẩn, sấy giày da, sấy nhẹ, sấy vớ.
- Bước 3: Tiếp theo, chọn thời gian sấy phù hợp như sấy 30 phút, 60 phút, 120 phút và 180 phút.
- Bước 4: Bạn nhấn nút cuối cùng cho máy sấy hoạt động.
Làm khô giày bằng quạt máy
Nếu gia đình bạn không có máy sấy giày thì lúc này quạt máy chính là “vị cứu tinh” để xử lý đôi giày ẩm ướt.
Cách thực hiện:
- Bước 1: Làm sạch giày trước khi sấy bằng cách dùng khăn ướt lau đi những vết bẩn bám trên bề mặt giày. Với phần đế, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng để loại bỏ các mảng bám trên mặt đế, sau đó dùng vòi nước để lấy đi phần bụi bẩn còn lại.
- Bước 2: Điều chỉnh chiều cao quạt phù hợp sao cho quạt thổi theo hướng chính diện vào giày, giúp giày mau khô hơn. Lưu ý, bạn nên chọn loại quạt đứng có đường kính lớn hơn giày. Đồng thời khi phơi giày nên kê quạt cao, để tránh nước từ giày lan ra làm ướt dây điện, gây nguy hiểm.
- Bước 3: Gỡ miếng lót giày ra khỏi giày, để làm khô chúng riêng.
- Bước 4: Dùng kìm để cắt cái móc kẹp quần áo thành 2 đoạn khoảng 15cm và uốn cong đoạn kẽm thành chữ S. Bạn hãy uốn một đầu nhỏ để móc vào lồng quạt và một đầu lớn dùng để treo giày. Làm tương tự với đoạn kẽm còn lại. Sau đó, móc hai đầu nhỏ vào lồng quạt và để hai móc cách nhau khoảng 20cm để giày không đụng vào nhau khi treo lên.
- Bước 5: Tháo dây giày và treo giày vào móc lớn rồi bật quạt ở mức vừa trong vòng vài tiếng để giày khô hoàn toàn
Dùng giấy báo làm khô giày chạy bộ
Nếu bạn không muốn mất nhiều thời gian để thiết kế móc treo giày, điều chỉnh quạt thì vẫn có một giải pháp hiệu quả khác đó là làm khô giày bằng giấy báo.
Cách thực hiện
- Bước 1: Bạn chuẩn bị sẵn một xấp giấy báo và loại bỏ những trang có hình ảnh hay chữ viết quá đậm. Bởi lẽ trong quá trình làm khô, mực có thể dễ thấm ngược vào giày.
- Bước 2: Nếu đôi giày lấm bùn đất, bạn cần tiến hành vệ sinh nhanh bằng một chiếc khăn ẩm.
- Bước 3: Sau khi đã vệ sinh giày sạch sẽ, bạn vo giấy báo lại và nhét đầy vào giày.
- Bước 4: Tiếp đến, sử dụng một vài tờ giấy báo to bọc xung quanh giày và dùng thây thun để cố định.
- Bước 5: Cuối cùng, đặt giày ở nơi thoáng mát để giày nhanh khô. Lưu ý, sau 20 – 30 phút bạn cần kiểm tra giày và thay giấy báo mới đến khi giày được làm khô hoàn toàn.
Cách làm khô giày chạy bộ bằng muối hột không tốn kém
Nghe có vẻ lạ lẫm nhưng đây lại là cách làm khô giày chạy bộ cực hữu ích mà bạn có thể áp dụng dễ dàng tại nhà
Cách thực hiện
- Bước 1: Bạn rang một nắm muối trên chảo cho đến khi muối nóng lên. Chú ý không để muối bị cháy vàng và khét.
- Bước 2: Cho muối được rang vào hai chiếc túi nhỏ hoặc hai chiếc tất sạch rồi đặt mỗi túi vào một bên giày. Sau 1-2 tiếng thì kiểm tra độ khô của giày. Nếu giày chưa khô thì tiếp tục đặt túi muối cho tới khi giày khô hẳn.
Dùng gạo làm khô giày cực đơn giản
Thêm một cách làm khô giày chạy bộ đơn giản bằng những vật dụng có sẵn trong gia đình, đó là sử dụng gạo. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là gây tốn kém gạo vì lượng gạo đã sử dụng làm khô giày sẽ không thể sử dụng được nữa.
Cách thực hiện
- Bước 1: Bạn đặt giày vào túi nilon, sau đó bạn đổ gạo vào túi rồi buộc miệng túi này lại. Bạn cũng có thể sử dụng túi vải để thay thế túi nilon
- Bước 2: Sau khoảng 2 tiếng, xem giày bạn đã khô chưa. Nếu gạo bị ẩm mà giày chưa khô, bạn có thể thay gạo đến khi giày khô.
Hy vọng, những cách làm khô giày chạy bộ trên đây sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chăm sóc đôi giày yêu thích của mình. Chúc các bạn áp dụng thành công!