Mục Lục
Giày chạy bộ nếu không được làm sạch đúng cách sẽ rất dễ bị hư hỏng, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Do đó, trong bài viết hôm nay nghiengiay sẽ hướng dẫn các bạn cách vệ sinh giày chạy bộ chuẩn xác, để có được đôi giày bền đẹp, phục vụ tốt cho quá trình tập luyện của mình.
Các bước vệ sinh giày chạy bộ chuẩn xác
Bước 1: Tháo dây buộc và lót giày
Tháo dây giày và lót giày ra khỏi đôi giày của bạn, để vệ sinh riêng 2 bộ phận này. Hơn nữa, việc tháo rời như vậy còn đảm bảo đôi giày được làm sạch tốt hơn.
Bước 2: Làm sạch đế giày
Sử dụng bàn chải để loại bỏ bụi bẩn bám trên đế giày. Đối với bụi bẩn cứng đầu, hãy sử dụng vòi nước xối vào vết bẩn để loại bỏ dễ dàng hơn.
Bước 3: Vệ sinh phần thân trên giày
Hòa nước ấm với dung dịch giặt giày chuyên dụng rồi sử dụng bàn chải đánh răng chà nhẹ nhàng, để loại bỏ bụi bẩn trên phần thân trên giày. Sau đó, rửa giày bằng nước sạch.
Bước 4: Vệ sinh dây và lót giày
Phần dây và lót giày sau khi đã được tháo rời, hãy bắt tay vào việc vệ sinh chúng:
- Cho dây giày vào túi lưới rồi giặt chúng trong máy giặt theo chu kỳ nhẹ nhàng hoặc giặt bằng tay với nước giặt hay bột giặt đều được.
- Phần đế trong là khu vực thường thấm rất nhiều mồ hôi nên nếu không vệ sinh thường xuyên và đúng cách thì đây chính là nơi lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn gây mùi. Vì thế, hãy sử dụng bàn chải đánh răng cũ chà sạch phần đế, sau đó giặt sạch chúng trong hỗn hợp xà phòng pha loãng. Cuối cùng, rửa sạch chúng và phơi khô ở nơi thoáng mát.
Bước 5: Làm khô giày chạy bộ
Phơi khô giày ở nơi thoáng mát, nhiều gió, tránh phơi giày dưới nắng gắt. Một mẹo nhỏ giúp giày khô nhanh hơn đó là sử dụng giấy báo hoặc khăn giấy nhét vào bên trong giày. Hơn nữa, mẹo này còn giúp giữ form giày sau khi giặt.
Lưu ý quan trọng khi vệ sinh giày chạy bộ
Giặt giày chạy bộ với tần suất hợp lý
Tần suất giặt giày chạy bộ phụ thuộc vào thời gian biểu chạy bộ của bạn nhưng không được ít hơn 2 lần trong 1 tháng. Bởi, một đôi giày bẩn nếu không được làm sạch kịp thời sẽ là nơi trú ngụ của rất nhiều vi khuẩn gây hại; đồng thời làm giảm tuổi thọ của giày.
Bên cạnh đó, bạn cần vệ sinh giày hàng ngày bằng cách sử dụng khăn lau giày thể thao, để loại bỏ nhanh chóng bụi bẩn bám trên bề mặt giày.
Hạn chế giặt giày bằng máy giặt
Lạm dụng việc giặt giày bằng máy sẽ làm đôi giày của bạn nhanh bong keo, thậm chí bị biến dạng. Thêm vào đó, giặt giày bằng máy còn làm mất đi nhiều tính năng hỗ trợ của giày chạy bộ với đôi chân. Vì thế, nếu không muốn đôi giày của mình bị giảm tuổi thọ thì hãy chịu khó vệ sinh giày theo các bước mà chúng tôi đã chia sẻ trong phần đầu của bài viết.
Không sấy khô giày
Không chỉ riêng gì giày chạy bộ mà với bất kỳ loại giày nào đi chăng nữa thì việc phơi khô tự nhiên, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời đều sẽ tốt nhất. Nhiệt độ cao của máy sấy có thể làm biến đổi vật liệu giày, bong keo, làm giảm tuổi thọ của chúng.
Vào mùa mưa, bạn có thể sử dụng quạt gió để làm khô giày. Đối với những đôi giày chạy bộ màu trắng, trước khi phơi khô hãy phủ lên bề mặt giày một lớp giấy ăn. Điều này sẽ giúp giày nhanh khô hơn và quan trọng là giảm tình trạng giày bị ố vàng.
Giờ đây, các bạn đã biết được chính xác cách vệ sinh giày chạy bộ rồi đúng không. Đừng quên theo dõi thường xuyên website của chúng tôi, để cập nhập thêm nhiều thông tin bổ ích về giày dép.