Sự khác biệt giữa giày chạy bộ và giày đi bộ

Cùng được sử dụng cho các hoạt động vận động, nhằm nâng cao sức khỏe. Thế nhưng, giày chạy bộ và giày đi bộ lại có rất nhiều điểm khác biệt mà nhiều người không biết. Để giúp các bạn lựa chọn được chính xác loại giày phù hợp với mục đích sử dụng, nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong quá trình tập luyện, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về sự khác biệt giữa giày chạy bộ và giày đi bộ trong bài viết dưới đây nhé!

Sự khác biệt trong tính năng và công dụng

Sự khác biệt giữa giày chạy bộ và giày đi bộ phải kể đến đầu tiên đó là tính năng và công dụng sản phẩm. Ngay từ tên gọi, chúng ta cũng có thể thấy được sự độc lập về mục đích sử dụng. Theo đó, giày chạy bộ dùng cho các hoạt động chạy bộ; còn giày đi bộ phục vụ mục đích đi bộ. 

Mỗi loại giày được sản xuất và thiết kế với những tiêu chí riêng, nhằm bảo vệ đôi chân an toàn trước tác động của mặt đất. Vì thế, không nên dùng giày chạy bộ cho hoạt động đi bộ và ngược lại. Việc mang sai loại giày sẽ khiến chân rất dễ bị cản trở bởi lực kéo, khung cứng, gây ra các chấn thương khi hoạt động.

Sự khác biệt trong thiết kế giữa giày chạy bộ và giày đi bộ

Lớp đệm giày

 

Với mỗi bước tiếp đất, người chạy bộ tạo ra một lực gấp 3 lần trọng lượng cơ thể. Trong khi đó, con số này ở người đi bộ chỉ là 1,5. Chính vì thế, giày chạy bộ cần nhiều đệm ở phần gót và nửa bàn chân trước hơn người đi bộ. 

Đế giày

Người chạy bộ có thể tiếp đất bằng những phần khác nhau của bàn chân. Đó có thể là phần trước gót chân, giữa bàn chân hoặc ức bàn chân. Trong khi đó, người đi độ thường đáp đất bằng gót chân và cuộn chân theo từng bước đi. Chính vì thế, đế giày chạy bộ sẽ có xu hướng cao hơn đế giày đi bộ.

Trọng lượng của giày

Giày đi bộ thường nặng hơn giày chạy bộ. Bởi, người chạy quan trọng tốc độ hơn người đi bộ nên giày chạy có trọng lượng nhẹ hơn, cho phép người dùng chạy nhanh hơn.

Độ linh hoạt

Để kiểm chứng sự khác biệt này, bạn có thể mang giày vào và ấn mũi chân xuống, để xem đế giày cong ở chỗ nào. Đa số giày chạy bộ được thiết kế uốn cong nhiều nhất ở vòm bàn chân, nhằm đáp ứng nhu cầu của người dùng khi tiếp  đất ở những vị trí khác nhau.

Trong khi đó, người đi bộ thường có xu hướng tì các ngón chân xuống mặt đất để tạo đà đẩy người về phía trước. Vì thế, giày đi bộ thường có độ uốn cong ở phần nửa bàn chân trước, chứ không phải ở vòm bàn chân như giày chạy bộ.

Độ kiểm soát chuyển động

Đây là điểm khác biệt ít được để ý đến giữa giày chạy bộ và giày đi bộ. Đối với giày chạy bộ, người ta thường cung cấp hệ thống kiểm soát chuyển động, nhằm buộc chân bạn phải trở về tư thế bình thường. Điều này cực kỳ có ý nghĩa với những người mắc hội chứng bàn chân lệch trong và bàn chân lật ngoài. 

Trong khi đó giày đi bộ thường không có hệ thống kiểm soát chuyển động. Chính vì thế, việc mang giày đi bộ để chạy sẽ không đem lại tính ổn định cao như giày chạy bộ.

Về cơ bản, giày chạy bộ và giày đi bộ có một số sự khác biệt cơ bản trong tính năng, thiết kế và mục đích sử dụng. Nếu bạn đang trong giai đoạn tìm hiểu các loại giày hoặc chưa nắm rõ mình cần loại giày nào, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết, đội ngũ chuyên gia của nghiengiay sẽ giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc một cách nhanh chóng và chính xác.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *