Mục Lục
Đôi giày yêu thích của bạn đang bị bong keo, bung đế ? Bỏ đi thì phí mà đi thì không được. Đừng lo, trong bài viết dưới đây, nghiengiay sẽ hướng dẫn bạn cách dán đế giày hiệu quả, đơn giản ngay tại nhà. Cùng tham khảo nhanh nhé!
Nguyên nhân giày bị bung đế
Keo hết tác dụng
Giữa phần đế giày và phần thân giày được liên kết với nhau bằng một lớp keo. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng thì chất lượng keo sẽ giảm dần, dẫn đến bị hở keo, bung đế và không thể đi được.
Để giày tiếp xúc với nước trong thời gian dài
Nước luôn là “kẻ thù” của keo dán đế giày. Nếu bạn đi giày dưới mưa hoặc khi giặt giày ngâm quá lâu trong nước, lớp keo dán đế sẽ bị cứng lại, làm giảm khả năng kết dính khiến đế giày dễ bị bung ra.
Quá trình sử dụng lâu dài
Sau một thời gian sử dụng, bề mặt giày dưới tác động của thời tiết, môi trường, nhiệt độ, lực ma sát,… nên sẽ bị lão hóa dẫn đến khô keo và hư hỏng.
Bảo quản giày không đúng cách
Bảo quản giày ở nơi ẩm ướt, chồng chéo lên nhau cũng là lý do khiến đế giày nhanh chóng bị bung ra. Hoặc đơn giản là việc bạn đã đi giày sai cách khiến cho đế giày bị xuống cấp nhanh hơn dự kiến.
Sử dụng quá nhiều chất tẩy rửa và các hóa chất
Chất tẩy rửa có tác dụng làm sạch vết bẩn nên đây là một hợp chất có chứa chất oxy hóa rất mạnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng chất tẩy rửa sẽ gây dãn nở lớp keo ở đế dày, dần dần chúng sẽ bị bong ra và khiến đế giày không còn gắn chặt với thân nữa.
Hướng dẫn cách dán đế giày hiệu quả tại nhà
Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ đế giày cần dán
Bước đầu tiên trong quy trình dán đế giày chính là vệ sinh sạch sẽ vùng đế giày bị bung keo. Bởi, nếu đế giày cần dán không được làm sạch, keo dán sẽ khó bám dính, nhanh chóng bị bong ra sau một thời gian ngắn.
Bước 2: Nhét giấy hoặc shoe tree vào giày để giữ form
Trong quá trình dán đế giày, để tránh làm hỏng form giày, bạn nên nhét giấy báo hoặc shoe tree vào bên trong giày. Điều này không chỉ giúp tạo độ cứng cần thiết mà còn giúp thấm phần keo thừa vào bên trong giày.
Bước 3: Dùng keo dán lên viền đế giày
Bóp từ từ keo vào viền bên dưới (phần viền gắn với đế giày), để kem bám chắc hơn cũng như tránh trường hợp phần keo thừa bị lem ra ngoài gây mất thẩm mỹ. Kinh nghiệm dán đế giày là bạn nên sử dụng tăm bông trải mỏng lớp keo dán, để hạn chế tối đa tình trạng keo bị tràn ra mép ngoài.
Nếu giày bị bong mảng lớn ở mõm giày, bạn nên dán phần xung quanh trước, phần mõm giày dán cuối cùng để tránh nhăn nhúm thân giày.
Bước 4: Dùng vật nặng đè lên giày
Sử dụng vật nặng đè lên trong khoảng 2 phút sẽ giúp đế giày dính chắc hơn. Bạn cũng có thể dùng lực của bàn tay, chân để cố định phần keo giày.
Bước 5: Cắt bỏ đoạn keo thừa
Cuối cùng, bạn cần cắt bỏ keo thừa rồi bỏ giấy hoặc shoe tree ra khỏi giày. Như vậy là hoàn thành cách dán đế giày tại nhà cực kỳ đơn giản.
Một số loại keo chuyên dụng dán đế giày
Xem chi tiết : top 8 loại keo dán giày tốt nhất hiện nay
Keo con chó
Đây là tên gọi mà mọi người thường hay sử dụng để gọi loại keo Y66, hoặc X66, hay keo Rồng Vàng. Keo con chó được sử dụng khá phổ biến vì giá thành rẻ, hiệu quả cao cũng như dễ tìm và dễ sử dụng.
Keo 502
Keo 502 được biết đến là loại keo có khả năng kết dính rất tốt, dính nhanh ngay sau khi dán. Bạn chỉ cần dùng một chai keo 502 và ít hạt cát vào vết hở, sau đó xịt keo 502 đều vào, chờ 5 phút là có thể sử dụng.
Tuy có khả năng kết dính tốt nhưng keo 502 lại bị bất hoạt trong môi trường nước. Nếu cho giày tiếp xúc với nước nhiều sau khi dán keo, giày sẽ dễ bị bong trở lại. Cho nên, nếu sử dụng chất liệu keo 502 để dán giày, bạn nên hạn chế cho giày tiếp xúc với nước.
Keo dán Seaglue – SG 45
Keo Seaglue – SG 45 là loại keo đa năng dán được trên nhiều loại vật liệu khác nhau như nhựa, da, gỗ, cao su, kim loại… Keo dạng gel lỏng, không màu, giúp việc dán giày trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt khi dùng Seaglue – SG 45 sẽ không để lại các vết keo thừa trên bề mặt của đế giày sau khi dán, giúp nếp dán trở nên thẩm mỹ hơn và đẹp hơn.
Với kinh nghiệm dán đế giày trên đây bạn đã có thể tự tin hồi phục đôi giày yêu thích vừa bị bung đế, hở keo của mình rồi chứ. Chúc các bạn thành công!